Vì vậy để xử lý vần đề này, chúng ta cần phải đàm phán với đối tác Trung quốc xử lý như sau:
1. C/O form E để tên cty china và công ty việt nam ( gọi là C/O 2 bên ), bỏ tên ông nhà sản xuất
2. Các chứng từ như: sales contract, commercial invoice, packing list, bill of lading ( swift bill) đều đứng tên công ty china
3. Để thỏa mãn việc thanh toán cho nhà máy sản xuất – china ( true seller) thì chúng ta chỉ cần điều chỉnh trong hợp đồng thương mại tại điều khoản thanh toán ( term of payment):
Seller: công ty china
Buyer: công ty việt nam
+ Beneficiary : tên Nhà máy sản xuất ( manufacturer)- china
Chân thành cảm ơn anh Thông (Hoàng Bảo Phan) đã có những chia sẻ bổ ích giải đáp vụ lấn cấn về C/O form E .
Ngoài ra , trường hợp công ty thương mại đứng tên người xuất khẩu trên C/O mẫu E, số hóa đơn thương mại khai báo trên ô số 10 là hóa đơn do người sản xuất phát hành (là hóa đơn thương mại nộp trong hồ sơ hải quan), tên và nước của công ty phát hành hóa đơn bên thứ ba khai báo trên ô số 7 là người sản xuất : chẳng hạn như manufacture / manufacturer thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình mối quan hệ mua bán giữa người sản xuất và người xuất khẩu đứng tên trên ô số 01 C/O (công ty thương mại). Trường hợp không cung cấp được chứng từ giải trình, yêu cầu chưa chấp nhận C/O và gửi báo cáo về Tổng cục Hải quan để xác minh C/O .
Trường hợp chỉ áp dụng đối hoá đơn bên thứ 3 phát hành còn 2 bên thì vẫn bình thường.
Tham khảo hình ảnh đính kèm bên dưới :
Tôi đã gặp trường hợp c/o có manufactuer nên không chấp nhận thể hiện ở ô số 7 .
Vì cần lấy hàng với thuế tăng thêm chẳng bao nhiêu nên doanh nghiệp đã chấp nhận thua , và đóng thuế thêm để đi lấy hàng . Tuy nhiên nếu đúng ra đối chấp thì chưa hẳn đã như thế bởi ô số 1 và Manufacture giống nhau nên không thể pác được . Nếu cái này 3 bên mới tiêu chứ cái này là 2 bên .
Thanks,

