#11. Cây Đu Đủ Tía – (Cây Thầu Dầu) và công dụng của nó.

Tin tức 0 lượt xem

Còn gọi là đu đủ tía, dầu ve, tỳ ma ở Việt Nam còn được gọi là đu đủ tía là loại cây có nguồn gốc xuất xứ từ đông phi đã được phát hiện trong những tư liệu của người Ấn Độ cổ, cách đây khoảng hơn 2000 năm trước công nguyên. Cây thầu dầu có 5 bộ phận chính là rễ, thân, lá, hoa và hạt, khi trưởng thành cây có chiều cao trung bình từ 1 – 1,5 m cá biệt có một vài cây hơn, diện tích tán rộng từ 150 – 200 cm chu vi.

Tên khoa học: Ricinus communis

Thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae.

Tiếng Trung: 蓖麻

Mô tả: cây thầu dầu là một cây sống lâu năm, thân yếu nhưng có thể cao tới 10-12m, khi trồng tranh thủ giữa các vụ lúa, người ta chỉ để cho nó cao tới 1-2m. Lá mọc so le có cuống dài, 2 lá kèm 2 bên họp thành một túi màng, sớm rụng, phiến lá hình chân vịt, gồm 5-9 có khi tới 11 thuỳ, cắt sâu mép có răng cưa không đều. Hoa mọc thành chùm xim nhiều hoa, xim dưới gồm toàn hoa đực xim trên toàn hoa cái. Quả 3 mảnh vỏ dài 2-3cm, rộng 2cm, trên mặt có nhiều gai mêm, đầu tròn và có 3 vết lõm chia 3 ngăn, trên lưng mỗi ngăn lại có 1 rãnh nông nữa. Hạt hình trứng, hơi dẹt, dài 8mm, rộng 6mm, ở đầu có mồng. Mặt nhẵn bóng màu nâu xám, có vân đỏnâu hay đen.

Phân bố: Mọc hoang và được trồng nhiều nơi vùng nhiệt đới. Mùa thu hoạch hạt vào tháng 4-5, nhưng chủ yếu với mục đích ép dầu dùng trong công nghiệp, làm thuốc chỉ dùng rất ít hạt và dầu. Lá hái quanh năm. Thường chỉ dùng lá tươi.

Bộ phận dùng: 

Hạt, rễ và lá – Semen, Radix et Folium Ricini Communis, hạt thường gọi là Bí ma tử.

Tác dụng dược lý:

Dầu thầu dầu có tác dụng tẩy nhẹ và chắc chắn. Uống lúc đói với liều 10-30g. Sau khi uống 3 đến 4 giờ sẽ gây đi ỉa nhiều, mà không đau bụng. Với liều 30-50g, đi ỉa sẽ kéo dài 5-6 giờ. Dầu này không gây một hiện tượng sót nào trong ruột. Theo dõi bằng X quang, người ta thấy ruột non và ruột già co bóp nhiều hơn. Nó không ảnh hưởng tới xương chậu nhỏ, do đó rất tốt cho phụ nữ có thai mà táo bón. Nhưng dùng luôn, nó có thể gây chán ăn (anorexie), lưỡi trắng và có khi sốt. Nguyên nhân hiện tượng này có thể là do không tiêu, chứ không gây tổn thương nào trên niêm mạc. Theo Valette và Salvanet (1936), tác dụng tẩy của dầu thầu dầu là do axit rixinoleic được giải phóng trong ruột. Axit này tác dụng lên mẩu đầu ruột non. Chất rixin là một chất độc. Với liều 0,002mg, đối với 1kg thể trọng đã làm chết một con thỏ. Tác dụng độc của nó giống như vi trùng. Nó có thể gây miễn dịch: Cho súc vật ăn với liều nhỏ, nhiều lần, thì sau đó súc vật có thể ăn với liều khá cao mà không chết. Rixin bị nhiệt độ cao phá huỷ, cho nên có nơi có thể cho lợn ăn khô thầu dầu đã hấp nóng  115°C trong một giờ rưỡi. Và có thể do đó một vài nơi ở ta ăn hạt thầu dầu xào nấu mà không thấy hiện tượng ngộ độc. Nếu không bị phá huỷ, độ độc của nó rất cao: 3g khô dầu đủ giết chết một con bò non nặng 100kg, chỉ cần tiêm 0,03mg cho 1kg thế trọng chó là đủ giết chết chó. Liều độc đối với một con chuột bạch nặng 500g là 6 phần triệu gam tức là đối với chuột bạch, rixin độc gấp 7 lần chất aconitin là một chất độc vào loại độc nhất có trong Ô đầu (Aconitum). Liều độc với người là 3mg tiêm dưới da, 180mg uống, một hạt đủ gây nôn mửa, 3-4 hạt đủ làm trẻ con chết, 14-15 hạt làm chết người lớn. Tiêm chất rixin đã đun lâu có thể gây miễn độc. Thanh huyết nhiễm độc, antirixin để lâu có thể giảm bớt hiệu lực. Cơ chế tác dụng của rixin là làm vón hồng cầu và bạch cầu. Chất rixinin không thấy có tài liệu về tác dụng dược lý.

Ghi chú: 

Hạt có alcaloid độc, có tính làm đông. Không dùng quá liều và phải chia ra uống cách nhau vài giờ để trừ độc.

 Vị thuốc Thầu dầu

( Công dụng, Tính vị, quy kinh, liều dùng …. )

Tính vị – Công dụng:

Hạt có vị ngọt, cay, tính bình, có độc. Công dụng tiêu thũng bài nung, bạt độc.

Dầu nhân hạt (dầu Thầu dầu) có tác dụng nhuận tràng thông tiện.

Lá có vị ngọt, cay, tính bình, ít có độc; có tác dụng tiêu thũng bạt độc, chống ngứa.

Rễ nhạt, hơi cay, tính bình, có tác dụng khư phong hoạt huyết, giảm đau trấn tĩnh.

Sa tử cung và trực tràng:

Dùng hạt Thầu dầu giã ra đắp lên đầu.

Ðẻ khó, sót nhau:

Dùng hạt Thầu dầu (độ 14 hạt) giã nát đắp vào lòng bàn chân, khi đẻ xong hay nhau đã ra thì bỏ thuốc ngay và rửa sạch.

Liệt thần kinh mặt:

Giã hạt Thầu dầu và đắp vào phía đối diện.

Công dụng: dầu thầu dầu dùng làm thuốc tẩy với liều 10-15g, 30-50g. Sau khi uống 2 giờ hãy uống nước. Còn dùng làm mềm dẻo chất côlôđiông.Lá thầu dầu và hạt thầu dâu tía là một vị thuốc trong nhân dân để chữa bệnh sót nhau đẻ khó, vì cảm mà méo miệng, xếch mắt.Chữa sót nhau: giã nhỏ 15 hạt thầu dầu, đắp vào gan bàn chân, sau khi nhau ra rồi cần rửa chân tay.

Cây thầu dầu hay đu đủ tía là cây gì? Thuốc chữa bệnh xương khớp

Tác dụng của hạt thầu dầu tía

Hạt thầu dầu tía có danh pháp khoa học là Bế Ma Tử khi được phơi khô, nhiều người gọi hạt thầu dầu là quả. Tuy nhiên trong hạt thầu dầu có một protein rất độc được mang tên là ricin, hàm lượng ricin trong hạt thầu dầu không quá cao chỉ từ 3 – 5 % nhưng có thể gây ra một số ảnh hưởng miễn dịch.

Tác dụng của hạt thầu dầu

Chính vì có hàm lượng chất độc ricin trong hạt thầu dầu nên khuyến cáo được đưa ra là không nên dùng hạt thầu dầu trong việc uống trực tiếp để chữa bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng hạt thầu dầu để đắp ngoài ra trị bệnh thì sẽ là rất hiệu quả với tình trạng của một số bệnh lý như:

  • Bệnh sa tử cung hoặc trực tràng: Dùng hạt thầu dầu giã nhỏ đắp lên đầu
  • Liệt dây thần kinh ở mặt: Giã nát hạt thầu dầu rồi đắp lên phần mặt đối diện
  • Khó đẻ, sót nhau thai: Hạt thầu dầu giã nát, đắp vào lòng bàn chân

Công dụng của tinh dầu thầu dầu

Dầu thầu dầu là loại tinh dầu được ép từ hạt cây thầu dầu mà ra, có tính sệt như mật ong, không màu hoặc hơi hoe vàng, vị nhạt, mùi hơi hôi buồn nôn khó gửi.

Tinh dầu thầu dầu

Theo các tài liệu cây thuốc đông y thì tinh dầu thầu dầu có tác dụng nhuận tràng, thông tiện, điều trị táo bón ở trẻ em và phụ nữ có thai, người bệnh sau mổ hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên tinh dầu thầu dầu có mùi và vị nhạt nên khi uống người bệnh cần pha thêm với đường hoặc mật ong để cho dễ sử dụng. Đáng chú ý hơn tinh dầu thầu dầu còn có tác dụng làm đẹp không ngờ như trị mụn đầu đen, tàn nhang, dưỡng ẩm cho da, dưỡng môi, dưỡng tóc, làm chất khử trùng…

Cây thầu dầu tía chữa bệnh gì ?

Ngoài những tác dụng của tinh dầu thầu dầu trong việc điều trị một số tình trạng bệnh kể trên thì cây thầu dầu tía còn được biết tới với những công dụng tuyệt vời với nhiều bệnh lý khác.

Bài thuốc chữa bệnh từ cây thầu dầuBài thuốc chữa bệnh từ cây thầu dầu

Theo các nhà khoa học cây thầu dầu tía còn là một bài thuốc điều trị các bệnh xương khớp rất tốt, đặc biệt là những cơn đau lưng, đau nhức xương khớp ở người già hay những bệnh lý do biến chứng liên quan như thoát vị, thoái hóa, gai cột sống… Ngoài ra theo các nhà khoa học cây thầu dầu còn có tác dụng điều trị bệnh trĩ rất tốt, những biểu hiện liên quan đến trĩ nội, trĩ ngoại đều có thể khỏi hoàn toàn nếu biết cách sử dụng cây thầu dầu khoa học và hợp lý.

Cây đu đủ tía hay còn được gọi là thầu dầu, dầu ve… là một vị thuốc trị trĩ ở phương Nam được phát hiện và sử dụng để điều trị bệnh trong dân gian từ nhiều đời nay.

Lá đu đủ tía có thể thu hái quanh năm, dùng tươi hay để phơi khô tích trữ dùng dần đều được. Vậy tại sao nó lại có thể trị được bệnh trĩ?

Theo Y học cổ truyền thì lá đu đủ tía được coi là dược liệu tính bình, có vị ngọt, cay, có tác dụng bạt độc, chống ngứa, khư phong, hoạt huyết, giảm đau, trấn tĩnh và tiêu thũng bài nung.

Do đó, luôn được sử dụng trong các bài thuốc thông tiện, nhuận tràng mà không gây kích thích đường tiêu hoá, chống viêm, giảm đau…

Nhất là có thể dùng để trị bệnh trĩ cho hiệu quả nhanh và lành tính.

Bởi đây cũng chính là nguyên liệu tự nhiên nên có tính an toàn cao và cũng không hề gây tác dụng phụ ngay cả khi sử dụng trong thời gian dài.

Bên cạnh đó, lá đu đủ tía còn là nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí cho người bệnh.

Vì vậy đã có rất nhiều người áp dụng phương pháp chữa bệnh này và kết quả cực kỳ tốt.

Thầu Dầu (đu đủ tía) - Công Dụng và Lưu Ý Khi Dùng

Lá đu đủ tía là dược liệu tính bình, có vị ngọt, cay nên được sử dụng chống viêm, thông nhuận tràng… đặc biệt chữa bệnh trĩ rất tốt

3 cách sử dụng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ vô cùng hiệu quả

Có thể thấy, lá thầu dầu có công dụng chữa bệnh rất hiệu quả nên đã có nhiều người thường xuyên áp dụng cách làm từ nguyên liệu này để đẩy lùi bệnh trĩ.

Có rất nhiều cách để thực hiện. Dưới đây sẽ giới thiệu và hướng dẫn cho mọi người cùng biết 3 phương pháp đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.

Cách 1: Đắp lá đu đủ tía vào vùng hậu môn

Phương pháp này, nguyên liệu cần chuẩn bị là khoảng 3 đến 4 lá đu đủ tía  cùng một ít muối tinh khiết.

Thực hiện như sau:

Đầu tiên, đem 3-4 lá đu đủ tía đã chuẩn bị mang đi rửa thật sạch (có thể rửa bằng nước muối loãng cho sạch khuẩn). Sau đó để cho ráo nước.

Bỏ tất cả các lá đã rửa vào cối rồi lấy chày giã nát, đồng thời nhớ bỏ thêm một ít muối để tăng khả năng kháng khuẩn.

Bệnh nhân tranh thủ vệ sinh vùng hậu môn và búi trĩ sạch sẽ rồi lau khô bằng khăn mềm.

Đắp lá dầu tía đã giã nát lên búi trĩ, dùng vải băng cố định lại, để yên trong 10 phút hoặc có thể để qua đêm cũng được.

Sáng hôm sau tỉnh dậy thì nên rửa kỹ vùng hậu môn bằng nước thật sạch, tốt nhất là nên dùng nước ấm.

Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày một lần, liên tục trong một thời gian thì sẽ thấy tình trạng của bệnh trĩ được thuyên giảm rõ rệt.

Bài thuốc sử dụng lá đu đủ tía để đắp vào hậu môn

Phương pháp sử dụng lá đu đủ tía giã nhỏ ra để đắp vào hậu môn mang lại chuyển biến rất tích cực cho bệnh trĩ

Cách2: Rửa vùng hậu môn bằng nước lá đu đủ tía

Chỉ cần có một nắm lá thầu dầu tía đơn giản. Rồi tiến hành theo dưới đây:

Đem nắm lá đu đủ tía đã chuẩn bị rửa sạch rồi cho vào một cái nồi cùng với 1-2 lit nước, đun sôi lên.

Đun như vậy để tinh chất của lá tan dần ra trong nước. Đun sôi khoảng 15 phút thì tắt bếp, bắc xuống cho nước nguội bớt.

Khi nước đã hơi nguội rồi thì đổ ra một chiếc chậu hay thau nhỏ rồi bệnh nhân đặt vùng hậu môn của mình vào ngâm.

Ngâm đến khi không còn ấm nữa thì có thể rửa hậu môn bằng nước đó nhưng vẫn phải rửa lại bằng nước sạch nhé!

Thường xuyên áp dụng mỗi ngày 1 lần thì tránh được tình trạng viêm nhiễm búi trĩ và có thể đẩy lùi được căn bệnh quái ác này.

Tuy nhiên, nhớ trước khi tiến hành áp dụng cách này, bệnh nhân cần vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn trước để hiệu quả hơn.

Rửa vùng hậu môn bằng nước lá đu đủ tía

Áp dụng phương pháp rửa vùng hậu môn bằng nước lá đu đủ tía thì búi trĩ sẽ tránh được tình trạng viêm nhiễm

Cách3: Kết hợp lá đu đủ tía và lá vông

Ngoài ra để chữa bệnh trĩ bằng lá đu đủ tía nhanh chóng, hiệu quả thì bệnh nhân có thể dùng kết hợp lá dầu tía với một số dược liệu khác, ví dụ như lá vông.

Bởi lá vông cũng có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn và giúp điều trị các triệu chứng bệnh trĩ khá tốt.

Nguyên liệu cần có để thực hiện cách trên chính là 4 lá đu đủ tía, 3 lá vông và 1 mảnh vải mỏng, sạch sẽ.

Hướng dẫn cách làm cụ thể, chi tiết

Đem 4 lá dầu tía với 3 lá vông đã chuẩn bị như trên đi rửa sạch sẽ và để ráo nước.

Sau khi chúng ráo nước rồi thì cho vào cối, lấy chày giã nhuyễn hai loại lá trên để dược chất trong từng lá có thể hòa trộn vào nhau rồi hơ trên lửa để làm nóng.

Bệnh nhân vệ sinh hậu môn và búi trĩ sạch sẽ (bằng nước muối ấm loãng để sạch khuẩn).

Sau đó bọc hỗn hợp lá trên vào một mảnh vải mỏng, đắp vào búi trĩ trong 5 đến 10 phút hoặc để lâu hơn càng tốt, có thể để luôn qua đêm để máu vừa có thể lưu thông dễ dàng lại chữa được bệnh trĩ.

Sáng hôm sau, ngủ dậy rửa sạch bằng nước ấm và lau khô bằng khăn mềm.

Người bệnh nên chịu khó thực hiện mỗi ngày một lần, liên tục trong 1 tuần hoặc 10 ngày là thấy bệnh có sự chuyển biến tích cực.

Một số lưu ý khi dùng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ

Mặc dù phương pháp này đã rất phổ biến và được nhiều người áp dụng thành công nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau để mang lại hiệu quả tốt nhất.

– Nhiều chuyên gia y tế cho biết thì sử dụng lá đu đủ chữa bệnh trĩ sẽ mang lại hiệu quả khá tốt.

 Tuy nhiên, thầu dầu cũng là một loại cây có tính hơi độc, vì thế dùng theo đúng liều lượng mới có tác dụng chữa bệnh. Còn ngược lại, dùng quá liều sẽ có hại cho cơ thể, thậm chí trường hợp xấu nhất có thể là tử vong.

– Nếu người bệnh mắc bệnh trĩ ở mức độ nhẹ, có thể là cấp độ 1 hoặc 2 thì mới có thể áp dụng được phương pháp này.

Vì khi đó bệnh trĩ vừa mới hình thành nên chưa tính chất phức tạp và tương đối dễ điều trị.

Còn nếu trong trường hợp bệnh trĩ đã quá nặng rồi, thì không nên áp dụng phương pháp dân gian này mà cần đến bệnh viện hay cơ sở uy tín, chất lượng để gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị dứt điểm, khỏi hẳn hoàn toàn.

– Hiệu quả của các cách trong dân gian tự nhiên thường khá chậm. Do đó, người bệnh không nên quá sốt ruột.

Và nếu đã quyết định chọn cách chữa bệnh trĩ này thì cần phải kiên trì và áp dụng thường xuyên thì mới có kết quả tốt.

– Ngoài ra, để điều trị bệnh trĩ hiệu quả thì bệnh nhân cũng nên cần chú ý hơn về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và vệ sinh hậu môn sạch sẽ.

Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường hiệu quả chữa bệnh và phòng ngừa bệnh trĩ.

Phía trên là toàn bộ những thông tin bổ ích, thú vị mà bài viết đã cố gắng giải đáp cho các bạn cùng hiểu rõ hơn về vấn đề sử dụng lá đu đủ tía chữa bệnh trĩ một cách hiệu quả, thần kỳ.

https://www.youtube.com/watch?v=Oz_swDN9Esw&t=374s
Chữa bệnh trĩ bằng "thần dược" dễ kiếm đỡ hẳn bệnh sau 7 ngày

Thanks for readings !

0Đánh giá

Viết đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *