#12. Cây Xương Rồng và công dụng của nó .

Tin tức 0 lượt xem

Cây xương rồng còn có tên gọi khác là cây bá vương tiêm hay cây hóa ương lặc. Tên khoa học của nó là Euphorbia antiquorum L thuộc họ Thầu dầu – Euphorbiaceae. . Nếu biết đúng cách sử dụng thì cây xương rồng là một vị thuốc hữu hiệu dành cho bệnh đau lưng nhức mỏi.

cây thuốc nam chữa trị đau lưng nhức mỏi

Dùng xương rồng để đắp:

  • Chuẩn bị: 3 nhánh xương rồng, 1 nắm muối.
  • Rửa sạch xương rồng, sau đó cắt bỏ hết phần gai bên ngoài.
  • Đập dập xương rồng cùng với muối.
  • Dùng chảo đảo đều cho nóng.
  • Lấy một cái khăn mỏng để đựng hỗn hợp.
  • Đắp lên phần lưng bị nhức khoảng 20 phút.

Kết hợp xương rồng với nguyên liệu khác:

  • Chuẩn bị: 3 nhánh xương rồng, 1/2 bát cám gạo, 1/2 bát giấm nuôi, lá chuối hột.
  • Rửa sạch và cắt bỏ phần gai của xương rồng.
  • Đem xương rồng giã nhuyễn, sau đó trộn đều với giấm và cám gạo.
  • Đảo đều hỗn hợp trên chảo nóng.
  • Lấy hỗn hợp ra để lên lá chuốt hột.
  • Để thêm một lá chuối bên trên, sau đó nằm lên khoảng 30 phút.
  • Thức hiện mỗi ngày 2-3 lần.
Cây xương rồng, công dụng xương rồng, địa chỉ bán cây xương rông

Mô tả: Cây nhỏ mọng nước, cao 1-3m hay hơn, phân nhiều cành. Cành có 3 cạnh lồi. Lá nhỏ, mọng nước, mọc ở trên cạnh lồi của cành, cuống rất ngắn. Hai lá kèm biến thành gai. Cụm hoa mọc ở những chỗ lõm của mép cành, có 1-7 bao chung, họp thành ngù; mỗi bao chung nằm trên 2 lá bắc phân thùy rộng, các tuyến mật chẻ đôi. Trong bao chung có nhiều nhị tương ứng với các hoa đực thoái hóa và một nhụy ứng với một hoa cái. Quả nhỏ màu xanh, có 3 mảnh, mang vòi nhụy tồn tại.

Cây ra hoa tháng 3-4.  

Bộ phận dùng: Thân, lá, nhựa, nhị hoa – Caulis, Folium, Latex et Stamen Euphorbiae Antiquori.

Nơi sống và thu hái: Loài cổ nhiệt đới, được trồng làm hàng rào và làm cây cảnh. Trồng bằng cành. Thu hái thân cành quanh năm, bóc lấy vỏ và bỏ gai, nướng tới khi có màu nâu hoặc rang với gạo cho tới khi có màu nâu. Nhựa chích từ cây tươi.

Thành phần hóa học: Thân Xương Rồng chứa các triterpenoid: taraxerol, taraxerone, friedelan-3a-ol, friedelan-3b-ol, epifriedelanol. Còn có các acid citric, tartric và fumaric. Nhựa cây Xương rồng chứa euphorbol, euphol, b-amyrin. cycloartenol. Rễ cũng chứa taraxerol.

Tính vị, tác dụng: Vị đắng, tính hàn, có độc. Thân cây có tác dụng tiêu thũng, thông tiện, sát trùng; lá có tác dụng thanh nhiệt, hóa trệ, giải độc hành ứ; nhựa cây có tác dụng tả hạ trục thuỷ, chống ngứa; nhị hoa có được thanh nhiệt tiêu thũng. Ở Ấn Độ, cây được xem như có tác dụng xổ, lợi tiêu hóa; vỏ rễ có tác dụng xổ; nhựa cây có tác dụng xổ, kích thích. Ở Thái Lan, lõi gỗ khô của cây được xem như có tác dụng hạ nhiệt, nhựa cây gây xổ.

Công dụng xương rồng, chỉ định và phối hợp:

Xương Rồng Ta thường dùng cành chữa đau răng, sâu răng và mụn nhọt. Ðể chữa đau răng người ta lấy cành Xương rồng, cạo bỏ gai đem nướng nóng rồi giã nát, loại bỏ xơ, thêm muối vào lấy nước ngậm. Ðể chữa đinh nhọt, viêm mủ da, dùng thân Xương rồng hơ trên lửa và đắp vào chỗ bị thương.

Ở Trung Quốc, người ta dùng thân cây trị viêm dạ dày ruột cấp, sốt rét, đòn ngã, sưng đau. Dùng ngoài trị đinh nhọt, viêm mủ da và bệnh ecpet mảng tròn. Còn dùng chữa đau răng, sâu răng, làm thuốc sát trùng, diệt sâu bọ và trị ghẻ. Lá có thể trị nhiệt trệ gây tiết tả, có thể trị đòn ngã và bệnh bí đại tiện, tiểu tiện do ứ tích gây ra, chữa đinh sang. Nhựa được dùng chữa xơ gan cổ trướng và nấm ngoài da. Liều dùng thân 3-6g, sắc nước uống. Dùng ngoài lấy nhựa bôi, xoa ngoài..

Ở Thái Lan, người ta dùng nhựa tươi để trị mụn cóc.

Bài thuốc chữa gai cột sống bằng cây xương rồng

Có hai bài thuốc chữa gai cột sống từ 2 loài xương rồng khác nhau được lưu truyền trong dân gian , người bệnh có thể lựa chọn một trong hai bài thuốc này để chữa trị cho mình.

Cây xương rồng bẹ

Thực hiện cách này rất đơn giản, bạn đem xương rồng bẹ rửa sạch và ngâm trong nước muối để loại bỏ những tạp chất bám trên xương rồng. Sau đó, vớt xương rồng ra để ráo rồi đem nướng trên lửa và trở đều 2 bên khoảng 5 phút. Cho xương rồng đã nướng vào khăn sạch không quá dày, đem đắp lên chỗ đốt sống bị đau. Mỗi bẹ xương rồng đắp khoảng 5-10 phút rồi thay qua bẹ khác. Thực hiện nhiều lần cách này giúp hút máu bầm, giúp máu lưu thông và tuần hoàn rất tốt.

Trên đây là hai bài thuốc chữa bệnh gai cột sống bằng xương rồng hiệu quả được lưu truyền từ lâu trong dân gian và có khá nhiều người áp dụng. Nếu bạn bị gai cột sống thì có thể tham khảo để hỗ trợ điều trị bệnh được thành công nhé. Chúc bạn nhanh chóng khỏi bệnh và sống vui khỏe.

Cây xương rồng 3 chia

Để thực hiện bài thuốc này, ta cần chuẩn bị một số nguyên liệu sau:

Khoảng 3 đọt non xương rồng 3 chia, dài chừng 10cm, loại thường dùng để trồng hàng rào, nhớ lựa đọt non có màu xanh tươi nhé.

Một con cá lóc ruộng khoảng 250g

Cách thực hiện như sau:

– Xương rồng mua về thì đem tỉa hết gai ở các cạnh, rửa sạch rồi bào hoặc xắt thành từng lát mỏng.

– Cho một lượng muối vào xương rồng rồi bóp nhẹ cho ra mủ xương rồng, đem rửa với nước cho hết muối rồi lại cho tiếp một lượng muối vào xương rồng và bóp tiếp. Rửa xương rồng lại lần cuối với nước sạch sao cho ra hết mủ.

– Đem cá lóc làm sạch, bỏ hết nội tạng cá.

– Cho xương rồng và cá lóc đã sơ chế vào nồi, kèm theo một chén nước. Nấu trên lửa nhỏ liu riu cho đến khi thấy nước gần cạn, cá lóc vừa chín thì tắt bếp. Ăn cá lóc xương rồng trong ngày và ăn trong 5 ngày liên tiếp để xua tan những cơn đau nhức.

Thanks for readings !

0Đánh giá

Viết đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *