#5. Lá & Củ cây Đinh Lăng và công dụng của nó.

Tin tức Ưa thích 0 lượt xem

Cây đinh lăng là một vị thuốc quý chữa bệnh được lưu truyền từ bao đời nay, tuy nhiên không phải ai cũng biết tác dụng dược lý của nó. Cả rễ, thân, lá đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc chữa một số bệnh. Tuy nhiên cũng như các loại thảo dược khác, không nên sử dụng quá liều sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt về sau.

Đinh lăng có công dụng chính là tăng cường sức khỏe, bồi bổ trí lực và thể lực. Hải Thượng Lãn Ông đã ví cây đinh lăng là nhân sâm của người Việt, có tác dụng tương tự như Sâm Ngọc Linh hay nhân sâm Hàn Quốc, được dùng để làm thuốc, làm cảnh, hay làm rau ăn sống cùng một số món ăn.

Cây đinh lăng còn được gọi là sâm nam dương hay gỏi cá. Ở Trung Quốc, người ta còn gọi cây đinh lăng là cây “Vũ diệp nam dương sâm” vì đặc điểm lá cây của nó, lá xòe rũ như lông chim.

Những Tác hại của Cây đinh lăng Nguy hại tới sức khỏe

Theo khoa học hiện đại, cây đinh lăng có danh pháp là:

  • Tên khoa học: Polyscias Fruiticosa L. Harras
  • Tên khác: Nam Dương sâm, gỏi cá
  • Họ: Araliaceac – Nhân sâm
Tất cả các bộ phận của cây đinh lăng đều có thể dùng làm thuốc
  • Rễ đinh lăng: Tính mát, vị ngọt, hơi đắng, không độc bổ 5 tạng, có công dụng bồi bổ khí huyết, đả thông kinh mạch, tăng sức chịu đựng, dẻo dai cho cơ thể, làm nhịp tim trở lại bình thường và gia tăng sức chịu nóng đối với những vận động viên, khác với nhân sâm làm tăng huyết áp khi sử dụng, đinh lăng giúp ổn định tim mạch và huyết áp, ngoài ra còn có khả năng giúp tăng cân, bồi bổ sức khỏe, giúp ăn ngon, ngủ tốt, tinh thần sảng khoái, khỏe mạnh…
  • Lá đinh lăng: Tính mát, vị đắng, có công dụng chữa mề đay, dị ứng thức ăn, ho, sởi, kiết lỵ, tắc tia sữa… Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá đinh lăng để điều trị sốt.
  • Thân và cành đinh lăng chữa đau lưng mỏi gối, phong thấp.

Trước đây cây đinh lăng không được biết đến nhiều như bây giờ, chỉ khoảng 40-50 năm trở lại đây, nhiều nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý đến những cây có cùng họ với nhân sâm như cây đinh lăng, cây tam thất, ngũ gia bì…

Những cây cùng họ nhân sâm có tác dụng bồi bổ cơ thể, tăng sinh lực, do đó cây đinh lăng cũng nổi tiếng là một vị thuốc quý được lưu truyền đến ngày nay, rễ đinh lăng chứa nhiều saponin giống như nhân sâm, có tác dụng gần như nhân sâm, còn lá đinh lăng vào ngày xưa thường được dùng làm nước uống cho các đô vật trước khi thi đấu để tăng cường sự dẻo dai cho các đấu sĩ.

Dịch chiết xuất rễ đinh lăng giúp tăng sức chịu đựng với các nhà du hành vũ trụ, đặc biệt tăng cường thể lực trong tư thế tĩnh đầu dốc ngược. Tác dụng này của đinh lăng được cho là hiệu quả hơn Sâm Triều Tiên.

Khi bộ đội luyện tập hành quân thì các nhà nghiên cứu đã cho sử dụng bột rễ đinh lăng, kết quả là tăng đáng kể khả năng chịu đựng, thể lực cường tráng, dẻo dai hơn.

Rễ cây đinh lăng có tác dụng tăng cường sinh lực như nhân sâm do có chứa nhiều hoạt chất Saponin

Các nhà nghiên cứu ở Nga đã gọi đinh lăng là “thuốc sinh thích nghi” và được sử dụng trong Du hành vũ trụ Intercosmos ở Việt Nam.

Nghiên cứu ở Việt Nam cho thấy bột rễ và dịch chiết xuất đinh lăng giúp làm tăng sức chịu đựng của con người trong môi trường nóng ẩm, công dụng này của đinh lăng thậm chí còn tốt hơn chè giải nhiệt và vitamin C.

Không như tam thất và sâm Triều Tiên, trong rễ đinh lăng có chất ức chế men Monoamin oxydaza trên cơ thể do đó làm tăng cảm giác sung sức, không mệt mỏi. Ngoài ra, còn làm tăng sức đề kháng với bệnh tật. Ngoài ra khi nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của lá đinh lăng thì cho thấy rằng trong nước, rượu lá đinh lăng có nhiều hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các vi khuẩn đường ruột, vi khuẩn sinh mủ trong cơ thể.

CHÍNH HẢNG] rể đinh lăng tươi 3-4kg | Lazada.vn
  • Phổ cập thêm các công dụng :

Chữa cơ thể suy nhược: Phơi khô rễ đinh lăng sau đó thái mỏng, cứ 100ml thì cho 0,50 gram rễ đinh lăng. Đun sôi nước này trong vòng 10-15 phút. Một ngày uống từ 2-3 lần.

Chữa đau lưng mỏi gối: Dùng 30 gram thân, cành đinh lăng phối hợp cùng 10 gram cây xấu hổ, cam thảo dây, cúc tần. Cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc lấy nước uống. Một ngày uống 3 lần cho tới khi khỏi bệnh.

Chữa sản phụ tắc tia sữa: 40 gram rễ đinh lăng nấu cùng với 500ml nước, sắc còn 250ml. Mỗi ngày dùng từ 2-3 lần cho đến khi tình trạng được cải thiện.

Cầm máu, chữa vết thương, các khớp sưng đau: Giã nát 40 gram lá đinh lăng cùng với xíu muối rồi đắp lên các khớp sưng đau, chỗ bị thương.

Phòng co giật ở trẻ em: Dùng lá đinh lăng cả non lẫn già sao vàng, hạ thổ sau đó làm gối hoặc lót dưới giường cho trẻ em nằm.

Có thể sao lá đinh lăng làm gối hỗ trợ giấc ngủ cho bé

Chữa thiếu máu: 100 gram rễ đinh lăng, 100 gram thục đia, 100 gram hà thủ ô, 20 gram tam thất. Các nguyên liệu trên tán bột rồi dùng 100 gram bột trên nấu lấy nước uống.

Chữa viêm gan: 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram rễ cỏ tranh, 12 gram biển đậu, 8 gram nghệ. Các nguyên liệu trên nấu lấy nước sắc uống. Một ngày dùng 1 thang.

Chữa liệt dương: 12 gram rễ đinh lăng, 12 gram cám nếp, 12 gram kỷ tử, 8 gram trâu cổ, 8 gram ban long, 6 gram sa nhân. Các nguyên liệu trên nấu lấy nước sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.

Chữa mề đay, dị ứng, ho, sởi, kiết lỵ: 10 gram lá đinh lăng sắc với 200ml nước. Dùng uống trong ngày 2-3 lần.

Ho suyễn lâu năm: 8 gram rễ đinh lăng, 8 gram rau tần dày lá, 8 gram đậu săng, 8 gram nghệ vàng, 8 gram tang bạch bì, 6 gram xương bồ, 4 gram gừng khô. Các nguyên liệu trên nấu cùng 600ml nước, sắc còn 250 ml. Một ngày 1 thang, chia làm 2 lần uống. Mỗi khi dùng thì hâm nóng lại.

[CHÚ Ý CÁC LƯU Ý ]:

Lưu ý khi dùng cây đinh lăng

  • Chỉ sử dụng cây đinh lăng có tuổi đời từ 3 năm trở lên, tốt nhất là từ 3-5 năm tuổi, những cây ít hơn 3 năm tuổi thì chưa đủ dược tính, còn những cây quá già hơn 10 năm thì có thể rễ cây đã bị lão hóa, các chất dinh dưỡng không còn nhiều như trước.
  • Không sử dụng đinh lăng với liều cao vì sẽ bị tác dụng phụ của saponin là phá huyết gây nên mệt mỏi, tiêu chảy, nôn mửa. Ngoài ra, Alcaloid có trong cây cũng sẽ gây nên hiện tượng hoa mắt chóng mặt.
  • Phụ nữ mang thai không sử dụng cây đinh lăng.
  • Những người có bệnh gan mật không sử dụng cây đinh lăng.
Nên sử dụng cây đinh lăng từ 3-5 năm tuổi để cho công dụng tốt nhất

Cây đinh lăng là một vị thuốc quý được lưu truyền từ bao đời nay, có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho cơ thể, tăng cường khí huyết, tác dụng dược lý như nhân sâm nhưng lại ít độc, ở một số trường hợp còn cho hiệu quả cao hơn nhân sâm. Toàn cây lá đinh lăng đều được dùng làm thuốc, tuy nhiên cần lưu ý liều lượng để tránh gây ra những tác dụng phụ không như ý. Khi có dấu hiệu ngộ độc thì nên đến ngay các cơ sở y tế khám và chữa bệnh.

Thanks for readings !

0Đánh giá

Viết đánh giá

Bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *